“MỌI SỰ CỐ GẮNG CHƯA CHẮC ĐÃ GẶT HÁI ĐƯỢC KẾT QUẢ NHƯNG MỖI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHẮC CHẮN LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH CỐ GẮNG”

Số 4725/QĐ-BGDĐT đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục

Thứ ba - 19/09/2023 02:20
Số: 4725/QĐ-BGDĐT QUYẾT ĐỊNH Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên
 
Số 4725/QĐ-BGDĐT đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 4725/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số
của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

BỘ  TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030“;
Căn cứ Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” (sau đây gọi chung là Bộ chỉ số), gồm các nội dung sau:
  1. Mục đích
  •  Thúc đẩy chuyển đổi số ở các cơ sở giáo dục phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục).
  •  Theo dõi đánh giá khách quan, thực chất, công bằng kết quả chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục.
  •  Phát hiện các điển hình, mô hình chuyển đổi số làm tốt để nhân rộng, tạo phong trào thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục.
  1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
  •  Bộ chỉ số này được áp dụng trên phạm vi cả nước.
  •  Đối tượng áp dụng là các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên.
  1. Nguyên tắc xây dựng Bộ chỉ số
  •  Bộ chỉ số bám sát yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022, các quy định liên quan về chuyển đổi số của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  •  Bộ chỉ số phù hợp điều kiện thực tế các cơ sở giáo dục, bảo đảm đánh giá thực chất, khách quan, minh bạch, công bằng.
  •  Bộ chỉ số có tính mở, có thể cập nhật phù hợp với tình hình thực tế theo từng năm học.
  •  Có tính thực tiễn, khả thi trong áp dụng.
  1. Cấu trúc Bộ Chỉ số
Cấu trúc của Bộ chỉ số gồm 02 nhóm tiêu chí thành phần như sau:
  • Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong dạy, học”.
  • Nhóm tiêu chí “Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục”.
Chi tiết Bộ chỉ số tại Phụ lục kèm theo.
  1. Mức độ chuyển đổi số
  1. Mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục được đánh giá theo từng (02) nhóm tiêu chí thành phần (như mục 4), thang điểm tối đa là 100, mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá ở ba mức độ:
  •  Mức chưa đáp ứng (Mức độ 1): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí dưới 50. Ở mức này, cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các yêu cầu cơ bản về triển khai chuyển đổi số.
  •  Mức đáp ứng cơ bản (Mức độ 2): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí đạt từ 50 đến 75. Ở mức này, cơ sở giáo dục đã đáp ứng yêu cơ bản về triển khai chuyển đổi số.
  •  Mức đáp ứng tốt (Mức độ 3): Tổng điểm của mỗi nhóm tiêu chí đạt trên 75. Ở mức này, cơ sở giáo dục đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản và một số yêu cầu nâng cao về triển khai chuyển đổi số.
  1. Việc xác định mức độ chuyển đổi số tại cơ sở giáo dục được tổ chức đánh giá theo Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số kèm theo Quyết định này.
  1. Quy trình tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số
  1. Cơ sở giáo dục tự đánh giá
  •  Hằng năm cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số (có thể lồng ghép vào kế hoạch chung ứng dụng CNTT của cơ sở giáo dục), phân công và giao trách nhiệm thực hiện cụ thể.
  •  Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phê duyệt kết quả tự đánh giá; báo cáo kết quả đánh giá lên cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp, cập nhật kết quả tự đánh giá lên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục trước ngày 31/5 hằng năm.
  1. Đánh giá ngoài và công nhận kết quả
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá ngoài và công nhận mức độ chuyển đổi số của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp; cập nhật kết quả đánh giá trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục trước ngày 20/6 hằng năm; công bố kết quả đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục trên Cổng thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng.
  1. Tổ chức thực hiện
7.1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cục Công nghệ thông tin chủ trì, hướng dẫn thực hiện Quyết định này; phối hợp với Thanh tra và các đơn vị có liên quan tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá theo Bộ chỉ số này tại các địa phương.
7.2. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
  1. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số theo Quyết định này.
  2. Hằng năm tổ chức triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn quản lý.
  3. Tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá tại địa phương.
7.3. Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
  1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trực thuộc tổ chức đánh giá mức độ chuyển đổi số theo Quyết định này.
  2. Hằng năm tổ chức triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn quản lý.
  3. Tổ chức giám sát, kiểm tra kết quả đánh giá tại địa phương.
7.4. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
  1. Hằng năm chủ trì triển khai tổ chức tự đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục mình theo Quyết định này.
  2. Báo cáo kết quả tự đánh giá và cung cấp thông tin, minh chứng phục vụ việc đánh giá mức độ chuyển đổi số về cơ quan quản lý trực tiếp (Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện, Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông, Giám đốc cơ sở giáo dục thường xuyên và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CNTT (3b).

 
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(đã ký)
                
Hoàng Minh Sơn

 
 
 
PHỤ LỤC
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ
CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

(Kèm theo Quyết định số 4725/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm thành phần Mức độ Ghi chú,
minh chứng
  1.  
Chuyển đổi số trong dạy, học 100      
    1.  
Có ban hành kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến (kết hợp với dạy học trực tiếp; ban hành riêng hoặc lồng ghép trong kế hoạch tổ chức dạy học hằng năm)       Điều kiện bắt buộc
    1.  
Có ban hành quy chế tổ chức dạy học trực tuyến       Điều kiện bắt buộc
    1.  
Triển khai phần mềm dạy học trực tuyến:
- Có triển khai phần mềm dạy học trực tuyến trực tiếp (ghi tên)
30 Tối đa 6 điểm Mức độ 1: dưới 10 điểm
Mức độ 2: từ 10 -20 điểm
Mức độ 3: trên 20 điểm
Đường link
- Có triển khai hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)/hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến (LCMS) (cung cấp thông tin: Tên giải pháp, tự xây dựng/thuê/mua).
- Hệ thống LMS/LCMS có triển khai các chức năng:
(1) Giáo viên giao bài cho học sinh tự học;
(2) Giáo viên trả lời (giải đáp) các câu hỏi của học sinh;
(3) Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên;
(4) Phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh.
Tối đa 24 điểm, mỗi chức năng triển khai tối đa 6 điểm.
    1.  
Số lượng học liệu được số hóa (đã được tổ chuyên môn thông qua và được người đứng đầu cơ sở giáo dục phê duyệt). 10 - Ít hơn 20 học liệu: tối đa 3 điểm.
- Ít hơn 40 học liệu: tối đa 6 điểm.
- Nhiều hơn 40 học liệu: tối đa 10 điểm
Mức độ 1: dưới 4 điểm
Mức độ 2: từ 4 - 6 điểm
Mức độ 3: trên 7 điểm
Đường link và số lượng học liệu
    1.  
Có tổ chức triển khai thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trên phòng máy tính: có phần mềm, máy tính kết nối mạng LAN (cung cấp thông tin: tên giải pháp phần mềm) 20 Tối đa 15 điểm Mức độ 1: dưới 8 điểm
Mức độ 2: từ 8 - 14 điểm
Mức độ 3: trên 14 điểm
Quy chế
/Kế hoạch
/văn bản triển khai
Phần mềm tổ chức thi trên máy tính có kết nối, trao đổi kết quả với hệ thống quản trị nhà trường Tối đa 5 điểm
    1.  
Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số:
- Tỉ lệ giáo viên có tài khoản sử dụng trên Hệ thống bồi dưỡng giáo viên trực tuyến để tự bồi dưỡng qua mạng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu
20 <30%: tối đa 2 điểm;
30%-60%: tối đa 4 điểm;
>60%: tối đa 7 điểm
Mức độ 1: dưới 8 điểm
Mức độ 2: từ 8 - 14 điểm
Mức độ 3: trên 14 điểm
 
- Tỉ lệ giáo viên có thể khai thác sử dụng được các phần mềm, công cụ nhằm đổi mới phương pháp dạy học <30%: tối đa 2 điểm;
30%-60%: tối đa 4 điểm;
>60%: tối đa 7 điểm
- Tỉ lệ giáo viên có thể xây dựng được học liệu số, bài giảng điện tử <30%: tối đa 2 điểm;
30%-60%: tối đa 4 điểm;
>60%: tối đa 6 điểm
    1.  
Hạ tầng, thiết bị sử dụng chuyển đổi số dạy, học:
- Tỉ lệ phòng học có thiết bị trình chiếu, thiết bị phụ trợ sử dụng dạy-học và kết nối Internet trên tổng số phòng học
20 <20%: tối đa 2 điểm; 20%-60%: tối đa 5 điểm; >60%: tối đa 8 điểm Mức độ 1: dưới 8 điểm
Mức độ 2: từ 8 - 14 điểm
Mức độ 3: trên 14 điểm
 
- Mức độ đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học[1] Mức độ 1: tối đa 2 điểm;
Mức độ 2: tối đa 5 điểm;
Mức độ 3: tối đa 7 điểm
- Có phòng studio (gồm máy tính, thiết bị phục trợ cho việc xây dựng học liệu số, bài gảng điện tử) Tối đa 5 điểm
  1.  
Chuyển đổi số trong quản trị cơ sở giáo dục 100      
    1.  
Cơ sở giáo dục thành lập bộ phận chỉ đạo, phụ trách, triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số (thông tin: Họ tên, chức vụ, email, điện thoại)       Điều kiện bắt buộc
    1.  
Có ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số       Điều kiện bắt buộc
    1.  
Có triển khai phần mềm quản trị nhà trường (cung cấp thông tin: tên giải pháp, tự xây dựng/mua/thuê):
- Có ban hành quy chế sử dụng hệ thống quản trị nhà trường
70 Tối đa 6 điểm Mức độ 1: dưới 20 điểm
Mức độ 2: từ 20-50 điểm
Mức độ 3: trên 50 điểm
Đường link/ Quy chế/ văn bản hướng dẫn
- Có triển khai phân hệ quản lý học sinh (quản lý hồ sơ, kết quả học tập) Tối đa 6 điểm
- Có triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử File PDF: tối đa 3 điểm;
Áp dụng chứng thư số: tối đa 10 điểm
- Có triển khai phân hệ quản lý đội ngũ CBVCNV Tối đa 6 điểm
- Có triển khai phân hệ quản lý cơ sở vật chất Tối đa 10 điểm
- Có triển khai phân hệ quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh Tối đa 10 điểm
- Có triển khai phân hệ quản lý kế toán Tối đa 6 điểm
- Phần mềm kết nối và trao đổi đầy đủ dữ liệu với CSDL ngành (do Bộ quản lý) Tối đa 6 điểm
    1.  
Mức độ triển khai dịch vụ trực tuyến:
- Có triển khai ứng dụng kết nối giữa gia đình và nhà trường (thông tin: Qua OTT (Over The Top) hoặc qua ứng dụng web)
30 Tối đa 8 điểm Mức độ 1: dưới 10 điểm
Mức độ 2: từ 10-18 điểm
Mức độ 3: trên 18 điểm
Đường link/
Quy chế/
Văn bản
- Có triển khai dịch vụ tuyển sinh đầu cấp trực tuyến: Tối đa 12 điểm
- Có triển khai dịch vụ thu phí dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt Tối đa 10 điểm
 
[1] Mức độ 1 (chưa đáp ứng yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học có nhiều hơn 3 học sinh phải học chung 1 máy tính; THCS có nhiều hơn 2 học sinh phải học chung 1 máy tính; THPT có nhiều hơn 1 học sinh phải học chung 1 máy tính. Mức độ 2 (đáp ứng cơ bản yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học có 2-3 học sinh phải học chung 1 máy tính; THCS có 2 học sinh phải học chung 1 máy tính; THPT mỗi học sinh được học 1 máy tính. Mức độ 3 (đáp ứng tốt yêu cầu dạy môn tin học): Với Tiểu học đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính; THCS đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính; THPT đáp ứng mỗi học sinh học trên 1 máy tính.

Tác giả: Vàng Văn Quyn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay9,182
  • Tháng hiện tại60,410
  • Tổng lượt truy cập2,085,801
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây